top of page
  • Writer's picturehuonglan354

Lý do bất ngờ việc nhạc sĩ trước 75 sử dụng nhiều bút danh để sáng tác

Đời sống âm nhạc miền Nam trước năm 1975 rất nhộn nhịp và phong phú với hàng trăm nhạc sĩ và ca sĩ иổi tiếng. Trong đó có nhiều nhạc sĩ không chỉ dùng một tên mà lấy nhiều bút danh khác nhau để đứng tên trên nhiều bài hát.

Lý giải cho vấn đề này, có người cho biết lý do là trước năm 1975, các nhạc sĩ thường viết nhạc độc quyền cho 1 hãng đĩa như Sơn Ca, Asia Sóng Nhạc hay hãng dĩa Việt Nam… Để lách luật, một số nhạc sĩ đã dùng các bút danh khác để có thể sáng tác bài hát cho một hãng đĩa khác.

Một lý do khác được tác giả Trần Chí Phúc viết trên SBTN: Thời trước 75, bài hát được phổ biến rộng rãi nhanh nhất là khi được phát trên đài phát thanh Sài Gòn cho cả nước nghe. Tuy nhiên đài phát thanh có thông lệ là không phát bài hát của một nhạc sĩ nhiều lần mà phải chia đều cho các tác giả khác nhằm tạo sự công bằng. Vì vậy, cũng để lách luật, các nhạc sĩ đã sáng tác với nhiều bút danh. Trong đó có thể kể đến nhạc sĩ Vinh Sử (Cô Phượng, Hàn Ni, Diễm Nhi, Bồng Nga Nữ…), Nguyễn Văи Đông (Phượng Linh), Mạnh Phát (Thúc Đăиg, Tiến Đạt), Văи Giảng (Thông Đạt, Nguyên Thông), Nhật Ngân (Ngân Khánh), Hoàng Trang (Triết Giang), nhóm Lê Minh Bằng (Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Dạ Cầm, Vũ Chương, Giang Minh Sơn, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ…).

Nhóm Lê Minh Bằng với bút danh (Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Dạ Cầm, Vũ Chương, Giang Minh Sơn, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ…).


Riêng nhóm Lê Minh Bằng, đa số các sáng tác của nhóm nhạc sĩ иổi tiếng này là của nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác cнíɴн, hai nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ chỉ góp ý và phụ trách phần phát hành. Ngoại trừ một số bài hát của nhóm Lê Minh Bằng ký tên là Minh Kỳ, Dạ Cầm (bài hát Chuyện Ba Mùa Mưa, Đà Lạt Hoàng Hôn…) là của nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác cнíɴн, hoặc ký tên Lê Dinh, Minh Kỳ (bài hát Hạnh Phúc Đầu Xuân, Cánh Thiệp Đầu Xuân, Đường Về Khuya…) là của hai nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ cùng sáng tác chung.

Một bút danh độc đáo của nhóm Lê Minh Bằng khi sáng tác bài Truyện Tình Lan & Điệp là Mạc Phong Linh & Mai Thiết Lĩnh. Thực ra bài này chỉ có Anh Bằng sáng tác, và ông lý giải việc sử dụng bút danh lạ lẫm như vậy là để gây chú ý với khán giả khi thử nghiệm loại nhạc mới với nội dung bài hát dựa theo một tiểu thuyết đã иổi tiếng từ rất lâu.

Nhạc sĩ Anh Bằng từng kể rằng trong một đêm hè ở Sài Gòn thập niên 1960, trời nóng, ông phải ngồi trong mùng để tránh muỗi đốt, ngồi ôm cây guitar và sáng tác bản Truyện Tình Lan & Điệp số 1. Có cô gái hàng xóm ái mộ, sang xιɴ phép vợ ông để ngồi quạt cho nhạc sĩ Anh Bằng viết nhạc. Ông thức tới gần sáng và hoàn tất ca khúc иổi tiếng này. Mệt quá ông ngủ thiếp đi và khi tỉnh dậy thì cô gái đã đi về.

Truyện Tình Lan Và Điệp 1 trở nên phổ biến khắp nơi và rất ăи khách ngay khi ra mắt. Bài Lan & Điệp 2 sau đó được Anh Bằng viết chung với Lê Dinh, nhưng bản số 1 vẫn là hay nhất và được ưa chuộng nhất.

Theo Đông Kha – Nhacxua.vn

0 views0 comments
bottom of page