top of page
  • Writer's picturehuonglan354

Những sai lầm vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà bếp

Các thói quen bảo quản, chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ làm mất hết những chất dinh dưỡng mà còn gây ra tác hại không hề nhỏ cho sức khỏe.

Có một số sai lầm khi nấu ăn khá phổ biến có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhưng không phải ai cũng biết.



Mục lục

1. Cho thực phẩm vào “vùng nhiệt nguy hiểm”

Khi nói đến khía cạnh an toàn thực phẩm, vi khuẩn sẽ sinh sôi lên gấp nhiều lần trong nhiệt độ từ 40°C – 60°C hay còn được gọi là “vùng nguy hiểm”. Thực tế, mật độ vi khuẩn có thể tăng lên gấp đôi chỉ trong vòng 20 phút khi đang trong vùng nhiệt độ này.

Để nguội thực phẩm đã nấu chín trong vòng 2 giờ trước khi cho vào ngăn đông. Nếu bạn vẫn còn dùng mà chưa cần trữ lạnh, nên giữ cho thực phẩm trong nồi luôn nóng, không chỉ hâm sơ hoặc để ở nhiệt độ phòng mà bằng cách đun với lửa nhỏ. Cách này khá tốn nhiên liệu, do đó tốt nhất hãy bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.

2. Cho thực phẩm thừa còn nóng vào tủ lạnh

“Vùng nguy hiểm” không chỉ xảy ra trên bàn ăn hoặc bên ngoài mà còn cả bên trong tủ lạnh. Bạn sẽ khiến cho tủ lạnh rơi vào sóng nhiệt nếu đặt những thực phẩm thừa vẫn còn nóng vào bên trong.

Để những món hầm, mì ống… trên bàn hoặc mặt bếp cho đến khi thật sự nguội rồi mới cho vào tủ lạnh.

Tốt hơn, bạn nên trang bị thêm nhiệt kế để có thể ngay lập tức kiểm tra nhiệt độ an toàn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng băng dính để ghi lại các thông tin như tên món và ngày nấu.

Bằng cách đó, các thành viên trong gia đình sẽ luôn có thông tin đầy đủ về những gì an toàn thưc phẩm.

3. An toàn thực phẩm – Không rửa rau bằng nước muối

10 sai lầm trong nhà bếp gây hại cho sức khỏe, các bà nội trợ Việt hay mắc

Nước muối loãng không có tác dụng loại bỏ các dư lượng bảo vệ thực vật hoặc tác động gì đến trứng giun và các vi khuẩn gây bệnh. Cách rửa rau tốt nhất là rửa dưới vòi nước đang chảy. Sau đó rửa lại thêm nhiều lần, vớt ra và vẩy ráo trước khi ăn.

4. Làm đông thực phẩm nhiều lần trong tủ lạnh

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể giết chết vi khuẩn.

Thực phẩm được đưa ra ngoài tủ lạnh (rã đông) tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tái sinh sôi.

Nếu cấp đông trở lại, có thể khiến lượng vi khuẩn tăng lên gấp đôi, gây ngộ độc cấp tính và các bệnh lý khác cho cơ thể.

5. An toàn thực phẩm – Không rã đông thịt bằng lò vi sóng

Lò vi sóng chỉ khiến cho bề mặt ngoài mềm ra, nhưng thực ra phần bên trong vẫn chưa được rã đông hoàn toàn.

Thực phẩm nửa chín nửa sống tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công nếu không được chế biến ngay. Cách tốt nhất là rã đông trong ngăn mát của tủ lạnh, hoặc cho thực phẩm vào túi bóng và ngâm vào nước.

6. Đập trứng trên thành tô

Việc đập trứng trên thành tô không chỉ vô tình để lại vụn vỏ trứng trong món ăn mà còn làm nhiễm khuẩn các thành phần khác. Lòng trắng trứng cũng sẽ chảy ra và đọng lại trên thành tô hoặc mặt bàn gây mất vệ sinh.

Thay vào đó, bạn nên dùng một con dao nhỏ để làm nứt đôi quả trứng, kế đến cho vào một cái bát nhỏ hơn để kiểm tra chất lượng trứng rồi mới cho vào tô lớn cùng với các thành phần còn lại.

Cuối cùng, vệ sinh mặt bếp rồi mới tiếp tục thực hiện các thao tác khác để đảm bảo an toàn và chất lượng tất cả nguyên liệu.

7. Làm nhiễm khuẩn thớt

Sử dụng một tấm thớt to làm cho việc sơ chế các nguyên liệu trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhưng đó cũng là công thức gây ra sự ô nhiễm chéo.

Chính vì vậy, nên lưu ý vệ sinh thớt trước khi bắt đầu chuẩn bị bất cứ thành phần nào. Sau đó, dùng nước nóng và xà phòng để rửa lại sau mỗi lần sử dụng.

Vệ sinh nhất là bạn đầu tư riêng một tấm thớt sử dụng cho thực phẩm sống, một tấm cho thực phẩm chín (gà luộc chẳng hạn) và một tấm khác cho hoa quả, rau củ.

Bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn thớt gỗ dày chất lượng thay cho thớt nhựa mỏng. Tuy thớt mỏng vệ sinh tiện lợi hơn, nhưng chúng cũng rất dễ trượt trên mặt bàn, gây chấn thương cho người sử dụng.

8. Rã đông thực phẩm rồi lại đông lạnh

Đây không phải là một ý hay! Tránh rã đông một hộp lớn thực phẩm (tươi sống hay đã qua chế biến), bởi một khi đã được rã đông theo cách đó, bạn không thể tiếp tục làm đông phần còn lại nếu không sử dụng hết, vì sẽ gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Thay vào đó, bạn có thể cho thực phẩm vào ngăn mát để rã đông qua đêm, hoặc chia nhỏ vào hộp hay túi zip khác nhau để không cần rã đông một lượng lớn.

Lời kết

An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi.

Hảo Hảo – Tổng hợp, chỉnh sửa (Nguồn tham khảo: vinid, bachhoaxanh, beautyblog)

0 views0 comments
bottom of page